Cổng thanh toán trực tuyến và những điều cần biết

Cùng với sự bùng nổ của Internet, việc mua sắm online ngày càng trở nên phổ biến hơn, đồng thời tình trạng rủi ro, lừa đảo trực tuyến ngày càng biến tướng và tinh vi hơn.

Nhằm đảm bảo lợi ích cho khách hàng, các doanh nghiệp thương mại điện tử đã tích hợp cổng thanh toán trực tuyến trung gian cho website của mình.

Cổng thanh toán trực tuyến là gì?

Cổng thanh toán trực tuyến là 1 hệ thống phần mềm cho phép các website có thể kết nối được với các kênh thanh toán ngân hàng, cung cấp công cụ cho khách hàng có tài khoản tín dụng dịch vụ thanh toán tiền điện tử online ngay trên website khi mua hàng.

Như vậy, thay vì bạn phải ra ngân hàng chuyển tiền hoặc nộp tiền mặt trực tiếp, thì bạn chỉ cần một cú xác nhận thanh toán là xong, giúp tiết kiệm chi phí và thời gian đi lại.

Cổng thanh toán trực tuyến gồm 2 thành phần chính

Merchant account là 1 tài khoản điểm chấp nhận thanh toán, cho phép bạn chấp nhận thanh toán bằng thẻ tín dụng. Việc bạn thanh toán bằng thẻ tín dụng chỉ có thể được tiến hành thông qua dạng tài khoản này.

Payment gateway là một chương trình phần mềm có nhiệm vụ chuyển dữ liệu của các giao dịch từ website của người bán hàng sang trung tâm thanh toán thẻ tín dụng, nhằm mục đích hợp thức hoá quá trình thanh toán thẻ tín dụng.

Sau khi hàng hoá được doanh nghiệp cung cấp, thì doanh nghiệp này thông báo cho ngân hàng nơi họ đăng ký tài khoản thanh toán thương mại điện tử để ngân hàng này thực hiện việc chuyển tiền từ ngân hàng mà người mua đăng ký vào tài khoản của doanh nghiệp. Tương ứng với mỗi giao dịch này, ngân hàng sẽ thu một khoản chi phí thực hiện giao dịch nhất định.

>>Xem thêm:

thị trường ngoại hối

thị trường tiền ảo

Cổng thanh toán trực tuyến hoạt động như thế nào

Khi mỗi khách hàng đặt một đơn hàng từ một website thương mại điện tử nào đó, cổng thanh toán trực tuyến sẽ thực hiện một vài nhiệm vụ khác nhau để hoàn tất giao dịch

Mã hóa: Trình duyệt web đó sẽ mã hóa dữ liệu để gửi giữa nó và máy chủ website của nhà cung cấp.

Sau đó cổng thanh toán trực tuyến sẽ gửi dữ liệu giao dịch để xử lý thanh toán bởi một ngân hàng liên kết của nhà cung cấp.

Yêu cầu ủy quyền: Bộ xử lý thanh toán sẽ gửi dữ liệu giao dịch đến đơn vị xử lý thẻ. Ngân hàng chủ của thẻ tín dụng đó sẽ xem xét yêu cầu ủy quyền “đồng ý” hoặc “từ chối”.

Điền vào đơn hàng: Bộ xử lý sẽ chuyển ủy quyền thanh toán đến đối tác và người dùng tới cổng thanh toán.

Một lần nữa cổng thanh toán tiếp nhận trả lời có đồng ý thanh toán hay không và chuyển đến website thương mại điện tử đó để xử lý thanh toán.

Tại đây, giao dịch được giải quyết và 1 bảng thông báo được tạo ra. Quá trình này tưởng như dài dòng và phức tạp lắm, nhưng thường chỉ mất vài giây để hoàn thành. Đồng thời, đối tác sẽ hoàn thiện xử lý đơn đặt hàng của khách hàng.

Các giao dịch thanh toán còn lại

Các bước trên được thực hiện lặp đi lặp lại cho tới khi hoàn thiện toàn bộ giao dịch. Nó sẽ kết thúc khi đối tác đó đã chuyển hàng hóa hoặc dịch vụ đến tay khách hàng. Nghiệp vụ ngân hàng đã thực hiện ghi có vào tài khoản của chủ sở hữu.

Các tính năng khác của cổng thanh toán

Các cổng thanh toán trực tuyến này cũng có tác dụng sàng lọc đơn hàng rất hữu ích. Ví dụ về các công nghệ sàng lọc phát hiện gian lận bao gồm:

–  Xác thực địa chỉ nhận hàng của khách hàng.

– Kiểm tra địa chỉ hóa đơn mua hàng.

– Công nghệ in vân tay hiện đại.

– Phân tích và dự đoán thời gian giao hàng.

– Định vị địa lý

Thậm chí cổng thanh toán trực tuyến có cả tính năng tính số tiền thuế để gửi tới bộ vi xử lý.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *