Một số lưu ý trọng tâm trong quá trình kê khai thuế GTGT

Việc kê khai thuế giá trị gia tăng đòi hỏi kế toán phải rất thận trọng để giảm thiểu những sai sót, tránh làm ảnh hưởng đến quá trình kinh doanh của doanh nghiệp cũng như liên lụy đến trách nhiệm, quyền lợi của tổ chức, cá nhân. Ngoài những thắc mắc về hóa đơn điện tử không có chữ ký người mua, cách hạch toán và tính thuế giá trị gia tăng,… bài viết này sẽ đề cập một số vấn đề cần lưu ý khi kê khai thuế GTGT nhằm giúp doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước kịp thời, hiệu quả.

Trong quá trình kê khai thuế GTGT, doanh nghiệp cần lưu ý các vấn đề trọng tâm sau:

1. Hoàn thiện đầy đủ hồ sơ chứng từ kế toán khi phát sinh các giao dịch kinh tế

Khi phát sinh các giao dịch kinh tế giữa bên mua và bên bán, ngoài căn cứ vào hợp đồng kinh tế, hóa đơn GTGT, chứng từ thanh toán (chứng từ thanh toán bằng chuyển khoản đối với các giao dịch trên 20 triệu đồng) thì kế toán phải chuẩn bị đầy đủ biên bản giao nhận hàng hóa hoặc biên bản xác nhận công việc hoàn thành để hạch toán và kê khai thuế GTGT.

Tại thời điểm kê khai thuế, nếu DN không có đầy đủ hồ sơ, chứng từ kế toán, DN không được kê khai số thuế GTGT đầu vào hoặc đầu ra này. Trong trường hợp đã kê khai DN phải khai bổ sung hồ sơ khai thuế. Hồ sơ khai bổ sung gồm: Tờ khai thuế của kỳ tính thuế bị sai sót đã được bổ sung, điều chỉnh; Bản giải trình khai bổ sung, điều chỉnh mẫu số 01/KHBS (trong trường hợp khai bổ sung, điều chỉnh có phát sinh chênh lệch tiền thuế).

kê khai thuế

2. Hoàn thiện đầy đủ, chính xác các thông tin trong các chứng từ kế toán cùng một giao dịch kinh tế phát sinh

DN phải thường xuyên đối chiếu kiểm tra, giao trách nhiệm cho nhân viên thực hiện các giao dịch kinh tế để tránh nhầm lẫn, sai sót trong quá trình thực hiện. Các thông tin (họ tên, địa chỉ…) ghi trong hóa đơn GTGT, biên bản giao nhận hàng hóa, chứng từ thanh toán qua ngân hàng cần phải chính xác.

3. Điều chỉnh thuế GTGT đối với sản phẩm, hàng hóa mua khi phát hiện thiếu

Khi kê khai thuế, nếu DN chưa có quyết định xử lý sản phẩm, hàng hóa thiếu thì lúc đó kế toán cần điều chỉnh số thuế GTGT bị thiếu theo sản phẩm, hàng hóa (cụ thể: Nợ TK 1381; Có TK 133) đồng thời điều chỉnh giảm thuế GTGT trên tờ khai thuế GTGT.

4. Kiểm soát chặt chẽ về thời điểm trên chứng từ kế toán và chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt

Còn nhiều DN vẫn mắc phải lỗi trong chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt. Đặc biệt là đối với các khoản tiền thanh toán bằng tiền mặt dưới 20 triệu đồng phát sinh nhiều lần trong cùng một ngày cùng một nhà cung cấp, nhưng tổng số tiền vượt 20 triệu đồng cũng không đủ điều kiện để kê khai thuế GTGT. Ngày tháng phát sinh trong các chứng từ kế toán không khớp nhau (giữa hóa đơn GTGT với biên bản giao hàng, phiếu nhập kho…).

Các bước chuẩn bị hồ sơ đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử 

Phân biệt bản in hóa đơn điện tử và hóa đơn chuyển đổi từ HĐĐT

Vấn đề đặt ra trong kê khai thuế giá trị gia tăng của doanh nghiệp

– Các hoạt động sản xuất kinh doanh, mua bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ  lớn và vừa của DN phải thực hiện đầy đủ chế độ hoá đơn, chứng từ hợp lệ tạo điều kiện thuận lợi cho việc kiểm tra, xác định doanh thu tính thuế và khấu trừ thuế đối với từng cơ sở kinh doanh.

– Công tác kế toán, nhất là kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm phải được hướng dẫn thực hiện thật tốt, đảm bảo được giá thành sản phẩm phản ánh trung thực các chi phí thực tế phát sinh đã cấu tạo ra sản phẩm.

– Quản lý thu thuế phải được nâng cao về chế độ hoá đơn, chứng từ, sổ kế toán, thông thạo về chế độ quản lý, tính thuế, khấu trừ thuế, hoàn thuế GTGT. Người thu thuế phải có khả năng tính được mức thuế phải thu, mức thuế khấu trừ.

– Mở rộng diện thanh toán mua bán hàng hoá thông qua các tài khoản ngân hàng, tạo điều kiện cho việc xác định doanh thu bán hàng, làm căn cứ cho việc tính thuế được chính xác.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *