Sơn ngoại thất bị vón cục và cách xử lý hiệu quả

Trong quá trình thi công sơn nhà thì khó tránh khỏi hiện tượng sơn bị vón cục. Khi sơn vón cục thì thi công sơn sẽ khó khăn sơn, sơn vón cục khiến cho bề mặt sơn không đều màu và bóng mịn. Vậy nguyên nhân do đâu khiến sơn ngoại thất bị vón cục? Biện pháp xử lý sơn ngoại thất bị vón cục như thế nào? Và cách phòng tránh sơn bị vón cục ra sao? Hãy cùng chúng tôi tham khảo bài viết dưới đây để tìm câu trả lời nhé.

1. Nguyên nhân sơn ngoại thất bị vón cục

Sơn ngoại thất bị vón cục do một số nguyên nhân sau đây:

Mở thùng sơn ra lâu nhưng chưa sử dụng ngay để sơn tiếp xúc nhiều với không khí cũng dễ dẫn đến tình trạng sơn bị vón cục,

Thực hiện pha sơn không đúng quy trình, lăn sơn tường nhiều lớp làm sơn không phân tán kịp gây nên tình trạng sơn chồng nhiều lớp, gây vón cục mất thẩm mỹ.

Quá trình pha loãng sơn không đúng theo hướng dẫn của nhà sản xuất, sử dụng sai dung môi để pha loãng sơn dẫn đến làm thay đổi kết cấu và chất lượng sơn và gây ra tình trạng sơn ngoại thất bị vón cục.

Hoặc nguyên nhân có thể là do bạn để bụi bẩn và đất cát bám vào dụng cụ lăn sơn sẽ làm sơn ngoại thất bị vón khi thực hiện lăn sơn tường, hoặc làm cho bề mặt sơn bị nhăn nhúm, mất đi tính thẩm mỹ.

Một nguyên nhân khác là do bạn sử dụng sơn chất lượng kém, thành phần sơn không đảm bảo cũng sẽ khiến sơn nhanh bị vón cục khi mở nắp. 

Có thể do sử dụng sơn quá hạn sử dụng, vì những loại sơn quá hạn này khi để lâu ngày sẽ làm thay đổi các tính chất và hình thái của sơn, từ đó gây nên hiện tượng kết dính, vón cục.

2. Cách xử lý sơn ngoại thất bị vón cục hiệu quả

Khi sơn ngoại thất bị vón cục thì bạn nên xử lý bằng những biện pháp sau:

Trước khi sử dụng bạn nên khuấy đều sơn để vón sơn không bị vón cục hay sơn bị lắng đọng dưới đáy.

Pha loãng sơn ngoại thất đúng tỷ lệ mà nhà sản xuất khuyến nghị, sử dụng dung môi pha sơn đúng quy chuẩn của từng loại sơn để tránh hiện tượng sơn ngoại thất bị loãng và dễ xảy ra hiện tượng sơn bị vón cục. 

Khi thi công sơn ngoại thất cần tránh lăn đi lăn lại một chỗ nhiều lớp. Mà nên sơn lăn đúng kỹ thuật, trải đều lớp sơn để đảm bảo sao cho sơn ngoại thất có thể che phủ hết bề mặt và giúp cho bề mặt sơn mịn màng và phẳng nhẵn.

>> Bài viết nổi bật: 

3. Cách phòng tránh sơn ngoại thất bị vón cục

Để sơn ngoại thất khi thi công có độ mịn cao, thì cần đảm bảo sơn không bị vón cục. Sau đây là một số cách giúp bạn phòng tránh trường hợp sơn ngoại thất bị vón cục:

Bảo quản sơn nơi khô ráo, thoáng mát, đối với sơn thừa thì nên đậy kín nắp để tránh bụi bẩn, tạp chất xâm nhập vào sơn và tránh cho sơn tiếp xúc nhiều với không khí để tránh sơn bị đông cứng, vón cục và không thể sử dụng cho lần sơn tiếp theo.
Nhiệt độ có thể ảnh hưởng rất nhiều đến tính chất và chất lượng của sơn do đó mà bạn cũng khôn nên để sơn ở những nơi nhiệt độ quá thấp, khiến sơn bị đông lại khó có thể khôi phục lại như trạng thái ban đầu gây khó khăn cho việc thi công sơn. Do đó nên bảo quản sơn ở khu vực có nhiệt độ ổn định. 

Trước khi tiến hành thi công sơn ngoại thất nên vệ sinh dụng cụ lăn sơn: Vì nếu các dụng cụ bị bám bẩn sẽ ảnh hưởng đến lớp sơn tường, khiến cho lớp sơn ngoại thất không đều mịn và có thể bị vón cục sơn.

Một trong những biện pháp phòng tránh hiện tượng sơn ngoại thất bị vón cục là nên sử dụng các loại sơn chất lượng đảm bảo, tránh hàng kém chất lượng, có chứa nhiều tạp chất không cần thiết, sẽ khiến cho sơn lên màu không chuẩn, nhanh bị bay màu và có thể bị vón cục trên các bức tường khi sơn.

Bài viết trên đây chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu nguyên nhân, cách giải quyết và cách phòng tránh hiện tượng sơn ngoại thất bị vón cục. Hy vọng bài viết trên đã mang đến cho bạn những thông tin hữu ích giúp bạn tránh được hiện tượng sơn ngoại thất bị vón cục để hoàn thiện ngôi nhà của mình một cách dễ dàng và hoàn hảo nhất nhé.

>> Xem thêm bảng màu sơn ngoại thất JYMEC tại:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *