Trong các thông số của loa karaoke, thì trở kháng đóng vai trò rất quan trọng, quyết định tới khả năng phối ghép của với amply. Dành thời gian để quan tâm, tìm hiểu về thông số này, sẽ giúp bạn chủ động hơn trong việc lựa chọn một chiếc amply phù hợp cho bộ dàn của mình. Hãy cùng tôi đến với bài viết: trở kháng của loa là gì và ảnh hưởng của nó trong việc phối ghép với amply, để có được những chia sẻ chi tiết nhất.
Trước tiên, chúng ta cần tìm hiểu, trở kháng của loa là gì?
Trở kháng là một đại lượng vật lý đặc trưng cho sự cản trở dòng điện của một mạch điện khi có hiệu điện thế đặt vào. Trong vật lý trở kháng được kí hiệu bằng chữ Z và được đo bằng đơn vị đo trong SI là Ω (Ohm).
Trở kháng là khái niệm mở rộng của điện trở cho dòng điện xoay chiều, chứa thêm thông tin về độ lệch pha. Khái niệm trở kháng còn đóng vai trò trong vật lý khi nghiên cứu dao động điều hòa. Khái niệm này được chính thức có vị trí trong lịch sử kỹ thuật điện từ tháng 7 năm 1886, với đóng góp của Oliver Heaviside.
Cũng giống như các thiết bị điện tử khác, loa có điện trở, độ lớn của chỉ số này là trở kháng, do cuộn dây cấu tạo bên trong loa quyết định. (kí hiệu là R).
Ảnh hưởng của trở kháng trong việc phối ghép với amply
Khi phối ghép loa karaoke và amply có trở kháng khác nhau, nếu tổng trở của loa nhỏ hơn trở kháng của amply, thì amply sẽ bị quá tải và cháy nổ. Lưu ý, hiện tượng hư hỏng này vẫn sẽ xảy ra trong trường hợp công suất của amply lớn hơn công suất trung bình của loa karaoke.
Loa karaoke được chia làm 2 loại là loa có trở kháng cao và loa có trở kháng thấp. Thông thường, nhà sản xuất sẽ trang bị cho loa những mức trở kháng phố biến là 4 Ohm, 6 Ohm và 8 Ohm.
Trong nhiều trường hợp, hệ thống âm thanh có quá nhiều loa, mà người dùng phải kết nối tất cả chúng vào một chiếc amply, thì khi đó, việc đấu nối nhiều hơn 1 loa vào cùng 1 kênh của amply là điều bắt buộc, ta sẽ có 2 cách ghép nối cơ bản như sau:
- Công thức tính trở kháng trong kết nối nối tiếp: R = R1 + R2 + R3 +… + R (n)
- Công thức tính trở kháng trong kết nối song song: 1/R = 1/R1 + 1/R2 + 1/R3 +… + 1/R (n)
Kết nối loa trở kháng thấp
Đây là kiểu kết nối loa ở mức trở kháng thấp 4 Ohm và 8 Ohm, được ứng dụng phổ biến trong các hệ thống âm thanh công suất cao như dàn karaoke, nghe nhạc, xem phim,… với khoảng cách giữa loa và amply không quá xa, trong khoảng từ 50m – 100m. Để quá trình kết nối diễn ra an toàn nhất, bạn cần thiết kế sao cho tổng trở kháng của loa lớn hơn trở kháng ra của amply. Bên cạnh đó, khoảng cách giữa loa với amply là nhỏ hơn 10m, khi khoảng cách lớn hơn, amply không thể cung cấp đủ công suất để loa vận hành.
Kết nối loa trở kháng cao
Đây là kiểu kết nối loa trở kháng cao (70V/100V), được ứng dụng trong các hệ thống âm thanh thông báo tại trường học, siêu thị, nơi công cộng,… Các hệ thống âm thanh này thường sử dụng các loại loa có biến áp và amply có thể chia vùng để phát ở những khu vực mong muốn.
Đối với kiểu kết nối loa trở kháng cao, tín hiệu âm thanh vẫn sẽ được đảm bảo đạt được tính ổn định nhất, cho dù đường truyền tín hiệu đi xa từ amply đến loa. Đây là điều rất cần thiết trong những không gian rộng lên đến hàng trăm, nghìn mét vuông, cần đến độ phủ sóng rộng.
Hơn nữa, khi kết nối loa ở trở kháng cao, mắc loa song song sẽ giúp bạn loại bỏ được tính toán trở kháng phức tạp. Chỉ cần tổng mức công suất của các loa trong hệ thống không vượt mức công suất của amply, là bạn đã có thể phối ghép an toàn mà không cần quan tâm tới trở kháng của loa như kết nối loa ở trở kháng thấp.
Hi vọng qua bài viết, quý khách đã hiểu thêm về trở kháng của loa karaoke, cũng như tầm ảnh hưởng của thống số này tới việc phối ghép với amply. Hãy liên hệ tới số hotline của Hoàng Audio: 1900.0095 để được giải đáp tận tình và chu đáo nhất.
Xem thêm:
>>> Giúp bạn tìm hiểu về việc đánh giá KPI trong kinh doanh
>>> Loa tốt edifier speakers review
>>> Cách Kết Nối Điện Thoại Với Hệ Thống Loa Đảm Bảo Thành Công 100%